I. Tóm tắt tổng quan về tiếng Hakha Chin:
Trước tiên, xin hãy lưu ý rằng Hakha Chin là một ngôn ngữ riêng biệt, bạn đọc không nên nhầm lẫn ngôn ngữ này với tiếng Miến Điện hay tiếng Khách Gia (客家). Tiếng Hakha Chin thường được gọi là tiếng “Lai” và được sử dụng trong cộng đồng người Chin. Ngôn ngữ này thuộc nhánh Kuki-Chin, một trong hơn 50 nhánh trong ngữ hệ Hán-Tạng.
Scripted by
Bich Tram & TuongVi
Tổng cộng có khoảng 450.000 người nói tiếng Hakha Chin, chủ yếu đến từ bang Chin ở phía Tây Miến Điện, Mizoram ở vùng Đông Bắc Ấn Độ và số ít người ở vùng Đông Nam Bangladesh. Người Hakha Chin sử dụng cả hệ chữ viết Latinh và Miến Điện.
Thống kê số lượng người Chin theo vùng
II. Nhu cầu dịch thuật tiếng Hakha Chin:
Theo BBC News, “Người Chin… là một trong những nhóm thiểu số ở Miến Điện bị đàn áp nhiều nhất.” Xung đột nội bộ ở Miến Điện hầu như đều bắt nguồn từ lý do sắc tộc. Tôn giáo phổ biến nhất ở Miến Điện là Phật giáo, tuy nhiên đa phần người Chin đều là người Thiên Chúa giáo. Người Chin do chịu sự đàn áp của quân đội Miến Điện đã phải di tản sang các nước phương Tây (Mỹ, Châu Âu, Úc, New Zealand, v.v.) với sự giúp đỡ của các tổ chức nhà thờ Mỹ, Anh và Thụy Điển (chủ yếu là Báp-tít và Giáo hội Luther). Hầu hết người dân tị nạn đều không được học hành và xuất thân từ thôn làng nhỏ. Vì vậy, người Chin cần học tiếng Anh để tái định cư ở các nước phương Tây hoặc các nước nói tiếng Anh, và từ đó dẫn đến nhu cầu cần dịch cặp ngôn ngữ này. Các tổ chức nhà thờ sử dụng bản dịch tiếng Anh–Hakha Chin nhằm giúp đỡ người Chin tái định cư, và bản dịch các tuyên bố từ chính phủ, thường là các chính sách hỗ trợ người tị nạn khi sống ở quốc gia mà người Chin chạy nạn đến trước khi họ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh.
Liên minh Tị nạn Người Chin (ACR) ở Malaysia
Tại sao khó dịch và bản địa hóa tiếng Hakha Chin?
+ Hệ chữ viết khác biệt: Chữ viết tiếng Miến Điện cần có phông chữ và thông số chuyển mã đặc biệt, do đó rất hay gặp lỗi phông chữ.
+ Cấu trúc câu khác biệt: Hakha Chin sử dụng cấu trúc Chủ ngữ-Tân ngữ-Động từ, đây có thể là rào cản để dịch giả chuyển tải đầy đủ ý nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
+ Ít nguồn tài liệu đáng tin cậy: số người bản ngữ ít hơn nhiều so với các ngôn ngữ thiểu số khác và đa số họ đều mù chữ.
Kinh thánh ở Hakha Chin – viết bằng chữ Latinh
III. Tình hình nguồn cung dịch thuật tiếng Hakha Chin:
Khoảng 60.000 người Chin đang sống ở các nước phương Tây, một con số nhỏ hơn nhiều so với các nhóm thiểu số khác. Do đó, nguồn cung dịch thuật đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bản địa hóa tiếng Hakha Chin còn khá hạn chế.
Biểu ngữ của The Chinland Post được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Miến Điện
Gần đây, việc tiếp cận các nguồn cung dịch thuật tiếng Anh – Hakha Chin đã trở nên khó khăn hơn do sự ảnh hưởng của đại dịch, đặc biệt là khi nhu cầu dịch thuật giảm do tất cả các hoạt động xã hội và chính trị bị hạn chế. Sự thiếu hụt nguồn cung đáng tin cậy và giàu kinh nghiệm có thể gây ra những trở ngại nhất định cho một số Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Ngôn Ngữ, tuy nhiên, Hansem Global đã có sự chuẩn bị. Chúng tôi đã thành lập các văn phòng đại diện ở các nước Đông Nam Á và phương Tây, từ đó có được lợi thế trong việc tìm kiếm nguồn cung đáng tin cậy cho ngôn ngữ ít được biết đến này. Ngoài ra, các biên dịch viên nội bộ và thành viên trong đội ngũ của chúng tôi có kinh nghiệm bản địa hóa gần 60 ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Miến Điện, một ngôn ngữ có quan hệ với tiếng Hakha Chin. Hansem Global duy trì chất lượng ổn định bằng cách yêu cầu dịch giả phải vượt qua các bài kiểm tra cụ thể trước khi được phê duyệt thực hiện công việc dịch thuật.
Nguồn:
Hansem Global is an ISO Certified and globally recognized language service provider. Since 1990, Hansem Global has been a leading language service company in Asia and helping the world’s top companies to excel in the global marketplace. Thanks to the local production centers in Asia along with a solid global language network, Hansem Global offers a full list of major languages in the world. Contact us for your language needs!