Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa của một quốc gia trong “thế giới phẳng” ngày nay. Dù vậy, một bộ phận người Việt đang ngày càng phụ thuộc vào việc sử dụng từ vay mượn từ tiếng nước ngoài, khiến cho chữ quốc ngữ dần bị suy thoái. Kết quả là ngay cả các công cụ dịch tiên tiến như Google Dịch cũng khó mà “giải mã” được những cuộc hội thoại hàng ngày của nhóm người này. Trong khi đó, những người nói tiếng Anh bản ngữ lại khá bất ngờ khi bản thân có thể hiểu được phân nửa tiếng Việt giao tiếp. Cộng đồng người Việt toàn cầu cần phải nhận ra giá trị bảo tồn di sản ngôn ngữ của chính mình và có những biện pháp cụ thể nhằm bảo tồn di sản cho các thế hệ tương lai.
Scripted by Tram Nguyen
1. Đôi nét về tiếng Việt:
Là tiếng mẹ đẻ của hơn 80 triệu người dân tộc Kinh ở Việt Nam, tiếng Việt thuộc nhánh Việt-Mường từ nhóm Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
Đây là một trong số ít các ngôn ngữ ở khu vực châu Á sử dụng hệ thống chữ Latinh thay vì ký hiệu tượng hình.
Nghiên cứu của trường đại học Université de Lyon phát hiện ra rằng tiếng Việt có chỉ số mật độ thông tin cao nhất trong số các ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, cho phép truyền tải nhiều thông tin hơn với cùng số lượng từ và âm tiết. Ngoài ra, đây là ngôn ngữ độc nhất với hệ thống thanh điệu riêng biệt, mỗi thanh điệu trong số sáu thanh điệu được dùng để truyền đạt một ý nghĩa khác nhau cho cùng một từ. Ví dụ: từ “ma” có thể mang nghĩa là “con ma”, “má” có thể mang nghĩa là “mẹ”, v.v. Dù có đôi chút phức tạp nhưng là một ngôn ngữ giàu và đẹp, tiếng Việt luôn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà ngôn ngữ học và những người đam mê tìm hiểu về ngôn ngữ.
Ấy vậy mà sự trong sáng của ngôn ngữ này đang bị đe dọa bởi chính những người bản ngữ thường vay mượn quá nhiều từ vựng từ các ngôn ngữ khác. Xu hướng này là một nguy cơ đối với di sản cũng như bản sắc văn hóa của ngôn ngữ. Do đó, biết cân nhắc hợp lý khi sử dụng từ mượn là điều cần thiết để giữ gìn sự toàn vẹn và phong phú của ngôn ngữ đẹp này.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt hiện đại:
Sắp xếp từ và lựa chọn từ không phù hợp trong trò chuyện thường ngày.
Đáng tiếc là hiện tượng lựa chọn từ và cụm từ không phù hợp đang ngày càng trở nên phổ biến trong các cuộc hội thoại thường ngày tại Việt Nam. Đơn cử, một số người dùng bắt đầu sử dụng cụm từ “ổn áp”, mang nghĩa “điều chỉnh điện áp” trong khi ý họ muốn đề cập lại là “tôi ổn” hoặc “không sao đâu”. Đây là ví dụ về sự lạm dụng ngôn ngữ và có thể gây hiểu lầm trong giao tiếp. Từ chính xác cho ngữ cảnh này là “ổn” mang ý nghĩa nói về cảm giác và không mang nghĩa liên quan đến kỹ thuật. Việc lạm dụng từ “ổn áp” không những không chính xác mà còn làm mất đi sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Sự xâm nhập của từ vựng ngoại lai, tiếng nước ngoài lấn át từ vựng tiếng Việt.
Tiếng Việt đang bị tấn công bởi làn sóng từ vựng ngoại lai và tiếng nước ngoài. Một nghìn năm lịch sử đô hộ của phong kiến phương Bắc và 100 năm dưới ách thuộc địa của Pháp và Mỹ khiến Việt Nam trở thành vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa. Từ mượn hiện nay chiếm 28% trong vốn từ vựng tiếng Việt hiện đại, trong đó từ tiếng Hán là 25,3%, từ tiếng Pháp là 1,2%, từ tiếng Anh là 0,3% và từ các ngôn ngữ khác là 12%. Trong những năm gần đây, số lượng từ mượn tiếng Anh ngày càng vượt trội, đồng thời ngày càng có nhiều người Việt Nam chọn sử dụng các từ tiếng Anh thay vì ngôn ngữ mẹ đẻ. Xu hướng này đặc biệt dễ nhận thấy ở thế hệ trẻ, những người có thể sử dụng các cụm từ như “một khoảng time” thay vì cụm từ chính xác là “một khoảng thời gian”. Sự phụ thuộc quá mức vào các từ tiếng Anh đang làm tổn hại đến sự trong sáng của tiếng Việt và có nguy cơ làm suy giảm di sản văn hóa ngôn ngữ.
Thế hệ trẻ đang “tạo nét” cho các bài viết thường nhật của mình bằng cách sử dụng các quy tắc ngữ pháp không chính thức hoặc không chính xác.
Những người trẻ áp dụng nhiều dạng ngữ pháp không chính thống và thường là không chính xác trong văn viết. Để tỏ ra hợp thời, một số bạn trẻ Việt cố tình viết sai chính tả, sáng tạo ra cách viết mới bất chấp các quy tắc ngữ pháp. Hiện tượng này được gọi là “teencode” và ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ. Ví dụ: “Tuesday” và “the third one” đều được dịch là “thứ ba”. Cụ thể là cụm từ “Tuesday” trong ngữ cảnh nêu trên được dùng theo hướng tiêu cực nhằm ám chỉ người xen vào mối quan hệ tình cảm hai người. Xu hướng sử dụng ngôn ngữ không chính thống và không chính xác trong văn viết này của thế hệ trẻ có thể trở thành rào cản trong công cuộc bảo tồn cách dùng đúng đắn của tiếng Việt.
Cách viết kiểu “tuổi teen” này ban đầu có vẻ dí dỏm và “bắt trend”, nhưng việc liên tục tiếp xúc và sử dụng “teencode” có thể khiến kỹ năng viết những văn bản trang trọng bị suy giảm, thậm chí có thể nới rộng khoảng cách giữa các thế hệ.
3. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
“Sự trong sáng” ở đây có hàm ý là “không lệch chuẩn” cũng như cần cân nhắc và sử dụng từ mượn một cách vừa phải.
Từ vựng thuần Việt nên được ưu tiên sử dụng khi đảm bảo không có sự thay đổi về nghĩa.
Nên sử dụng từ thuần Việt miễn là không thay đổi nghĩa. Trong tiêu đề một bài báo tiếng Việt, việc sử dụng từ Hán Việt “hỏa xa” thay cho từ thuần Việt “xe lửa” đã dấy lên một làn sóng tranh cãi. Nên ưu tiên các từ gốc Việt hơn các từ mượn tiếng nước ngoài trừ phi không có từ tiếng Việt tương đương phù hợp. Khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương Việt Nam cổ động cũng cần được tiếp thu trong cách sử dụng ngôn ngữ.
Nên giữ gìn chuẩn mực ngôn ngữ, viết đúng chính tả và kết hợp từ chính xác trong mọi trường hợp.
Ảnh hưởng khi tiếp xúc với “teencode” trong thời gian dài có thể hình thành thói quen vô tình viết sai chính tả, có nguy cơ chi phối văn phong của chúng ta trong ngữ cảnh trang trọng. Người dùng “teencode” sẽ tạo ấn tượng thiếu chuyên nghiệp trong giao tiếp kinh doanh và lỗi chính tả có thể gây hiểu lầm cho người không quen với cách dùng từ khác lạ.
Ngoài ra, kiểu “mật mã” này khiến những người không dùng “teencode” mất nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và diễn giải chúng thành ngôn ngữ chuẩn mực. Nếu thời gian là vàng thì phong cách thời thượng này có phần hơi tốn kém.
Chúng ta có thể châm chước cho những lỗi chính tả dễ thương trong các cuộc trò chuyện thân mật, nhưng hướng dẫn về chính tả và văn phong mới giúp chủng ta đảm bảo giao tiếp hiệu quả trong bất kỳ ngữ cảnh nào.
Nên đọc thêm các tác phẩm văn học Việt Nam để mở rộng vốn từ vựng.
Câu nói nào có thể mô tả được sự khác biệt giữa nghệ thuật và thực tế trong bức tranh này?
Nam Cao, một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, đã đưa ra một nhận định sâu sắc về nghệ thuật. Theo ông, nghệ thuật không được lừa dối, cũng không được nhằm mục đích lừa dối; “Nghệ thuật không cần và không nên là ánh trăng lừa dối.” Câu trích dẫn, “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối” trong tiếng Việt nêu bật tầm quan trọng của tính xác thực trong nghệ thuật.
“Ánh trăng lừa dối” đã được thêm vào kho từ vựng tiếng Việt như một thuật ngữ để mô tả quá trình tạo ra một ảo ảnh tích cực để che đậy những mặt tiêu cực, dựa trên cảm hứng từ ý tưởng rằng ánh trăng thơ mộng vốn không thể chạm tới. Đây là một ví dụ điển hình về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tránh lạm dụng từ ngoại lai. Phương pháp đọc thêm văn học Việt Nam có thể giúp mở rộng vốn từ và biết cách sử dụng những cách diễn đạt trong sáng và có ý nghĩa một cách chính xác.
Mở rộng vốn từ là điều cốt yếu để sử dụng đúng tiếng Việt thuần túy và giảm sự lệ thuộc vào từ ngoại lai. Thông qua việc đọc, chúng ta có thể tiếp xúc với từ mới, ý nghĩa mới của từ và cách sử dụng từ của người bản ngữ. Thói quen này giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Ví dụ: “Chiếc ví mới của tôi chính là ánh trăng lừa dối. (loosely translated: “My brand new wallet is nothing but là”) là một câu gói gọn hoàn hảo ý nghĩa biểu đạt về một vật có vẻ ngoài hấp dẫn nhưng không hề có giá trị thực tế.
Đây quả là cụm từ giá trị và dễ áp dụng.
4. Tóm lại:
Ngôn ngữ là khía cạnh hấp dẫn của văn hóa và lịch sử loài người. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp và cũng cánh cổng dẫn vào di sản và bản sắc của một quốc gia. Bảo tồn tính toàn vẹn của tiếng mẹ đẻ cũng chính là đang bảo tồn di sản văn hóa phong phú trải dài theo dòng thời gian. Đó cũng là cách chủng ta thể hiện sự trân trọng của mình đối với nguồn cội, đồng thời tôn vinh truyền thống cổ xưa và hiện đại của chính mình.
Đây cũng là niềm vui, là động lực để khám phá và học ngôn ngữ mới. Bạn không chỉ biết được một cách giao tiếp mới mà còn hiểu sâu hơn về thế giới và nhân loại. Bất kể đó là tiếng Việt, tiếng Pháp hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác, mỗi từ chúng ta học là một bước tiến gần hơn đến việc thu hẹp khoảng cách giữa các nền văn hóa và tạo ra một thế giới kết nối hơn.
Nếu bạn là người đam mê ngôn ngữ và muốn tiếp tục khám phá không ngừng, hãy theo dõi blog của Hansem Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến cho bạn những tin tức, kiến thức và lời khuyên mới nhất về tiếng Việt cũng như những ngôn ngữ khác, giúp bạn mài giũa kỹ năng ngôn ngữ của mình, đồng thời tiếp cận những hiểu biết mới nhất về văn hóa.
Hansem Global is an ISO Certified and globally recognized language service provider. Since 1990, Hansem Global has been a leading language service company in Asia and helping the world’s top companies to excel in the global marketplace. Thanks to the local production centers in Asia along with a solid global language network, Hansem Global offers a full list of major languages in the world. Contact us for your language needs!