logo logo

list

CÁC LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP TRONG TIẾNG VIỆT - PHẦN 1

2023.02.02
Gần đây, bộ phim mang tên “Tinh hà xán lạn” của Trung Quốc đang rất nổi tiếng trong cộng đồng yêu phim truyền hình. Khi người Việt Nam lần đầu tiên nhìn thấy tựa dịch của bộ phim này, nhiều người không khỏi nghĩ rằng “xán lạn” là chữ viết sai chính tả hoặc là một kiểu dịch theo văn phong nào đó của tên tiếng Trung.

Scripted by
Hy Truong

Còn bạn thì sao? Dù rằng ai cũng biết tiêu đề phim thì khó mà sai chính tả, nhưng bạn có cảm thấy cụm từ “xán lạn” dường như có chỗ nào đó không đúng?

Cùng tìm hiểu lời giải thích cho vấn đề này trong bài viết nhé.

Trong loạt bài “CÁC LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP TRONG TIẾNG VIỆT” này, chúng ta hãy cùng điểm qua các lỗi chính tả điển hình thường bị bỏ qua không chỉ trong hội thoại thông thường mà còn trong văn bản chính thống.

Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này là do trong tiếng Việt có sự vay mượn từ vựng từ ngôn ngữ khác như tiếng Trung hoặc tiếng Pháp, và đôi khi chúng ta nghĩ rằng mình đang sử dụng tiếng Việt “thuần túy” trong khi thực tế không phải vậy. Những từ dễ sai chính tả được nêu trong bài viết này thuộc về các từ Hán Việt, cụ thể là những từ có nguồn gốc từ tiếng Trung. Số lượng từ Hán Việt ước tính chiếm tỷ lệ hơn một nửa trong kho từ vựng tiếng Việt, từ đó dẫn đến việc những lỗi sai trong cách dùng hàng ngày cũng là điều dễ hiểu do chúng ta không còn để ý xem mình đang dùng “loại” từ vựng nào.

Dưới đây là một số lỗi chính tả mà người Việt thường mắc phải khi tiếp xúc với từ Hán Việt:

1. “chí mạng” với “trí mạng”:

Trí mạng” thường được dùng khi đề cập đến hành động mang tính “chết người”, theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng; ví dụ: ta có thể từng nghe qua cụm từ “đòn trí mạng” (đòn sát thương) hoặc “tỷ lệ trí mạng” (tỷ lệ trúng sát thương trí mạng) trong các trò chơi điện tử. Nhưng các cụm từ này đều bị viết sai thành “chí mạng”.

Đáng buồn thay, cụm từ sai chính tả là “chí mạng” lại được dùng trong rất nhiều game trực tuyến

Cụm từ này bắt nguồn từ cụm từ tiếng Trung “”: động từ “” có nghĩa là “cống hiến”/“cung cấp” và danh từ “” có nghĩa là “cuộc sống”. Khi kết hợp hai từ này với nhau, ta được nghĩa đại khái là “đến mức độ chịu chết vì điều gì đó/đánh liều mạng sống của mình” và có thể hiểu là “gây tử vong”.

Mặc dù cụm từ “trí mạng” đã xuất hiện từ rất lâu và được ghi chép trong nhiều nguồn từ điển tiếng Việt đáng tin cậy, nhưng không hiểu sao mọi người lại có xu hướng sử dụng cụm từ “chí mạng” phổ biến hơn rất nhiều. Đây là cụm từ do người Việt tự chế và tất nhiên không phản ánh nguyên vẹn ý nghĩa của từ tiếng Trung. Có thể lý giải nguyên do xuất hiện phiên bản Việt hóa này là bởi hiện tượng trùng âm. Người dân ở một vài vùng miền của Việt Nam thường phát âm từ “trí” và “chí” khá giống nhau. Ngoài ra, từ “chí” cũng được dùng trong một số thành ngữ mang nghĩa “chết người”; do đó, nhiều người hiểu lầm rằng “chí” là từ dùng được trong mọi trường hợp trong khi thực tế lại không phải như vậy. Ta lấy một ví dụ điển hình là từ “chí tử”, đây cũng là một từ Hán Việt và mặc dù có cùng nghĩa tổng thể với “trí mạng”, nhưng cụm từ này có cách viết tiếng Trung là “至死”, đây là cụm từ hoàn toàn khác so với cụm từ cấu thành nên chữ “trí mạng”.

Ngày nay, cụm từ “chí mạng” được sử dụng rộng rãi đến mức được xem là có thể chấp nhận được, tuy nhiên hình thức chính xác của cụm từ này nếu chiếu theo gốc từ tiếng Trung của nó thì “trí mạng” mới là từ chính xác.

2. “tựu chung”với “tựu trung”:

Một cụm từ bị sai chính tả khác mà người Việt thường dùng khi muốn tóm gọn ý đã nói đó là “tựu chung”, trong khi lẽ ra từ đúng phải là “tựu trung”.

Nếu phân tích các từ trong tiếng Hán ta sẽ thấy “tựu” là “” có nghĩa là kết hợp và “trung” là “” có nghĩa là “bên trong”. Ghép hai từ lại với nhau, ta có “tựu trung” () hiểu đơn giản nghĩa là “gộp mọi thứ bên trong”.

Lý do khiến người Việt sử dụng sai từ “chung” vẫn rất quen thuộc: đó là do cách phát âm và sự gần nghĩa của từ vựng.

“Chung” là từ thuần Việt có nghĩa là “toàn thể” và được phát âm khá giống với “trung” ở nhiều vùng miền Việt Nam. Vậy “tựu chung” chắc sẽ có nghĩa là “kết luận” vì nó diễn tả ý “tập hợp mọi thứ lại” đúng không? Nhiều người thậm chí còn cho rằng “tựu trung” chắc hẳn là từ bị viết sai chính tả vì không biết đến gốc Hán của từ này.

3. “nhận chức” với “nhậm chức”:

Một cụm từ thường bị nghe nhầm và viết sai chính tả phổ biến khác mà ta thường gặp đó là “nhận chức”. Từ đúng phải là “nhậm chức”, và đây cũng là cụm từ có gốc Hán Việt. Trong tiếng Trung từ này được viết là “” và có nghĩa là “đảm nhận một vị trí nào đó”.

Từ “Nhậm” () có nghĩa là phụ trách việc gì đó.

“Nhận” là một từ thuần Việt có nghĩa là “nhận lấy”. Từ này có cách phát âm khá giống với “nhậm” và xuất hiện thường xuyên hơn trong cả văn nói và văn viết. Điều này dẫn đến sự hiểu lầm cho rằng cụm từ “nhận chức” là từ đúng vì cách hiểu cho rằng một người có thể “nhận” một công việc mới nào đó. Tuy nhiên, cần nhớ rằng khi đảm nhận một vai trò, ta cần phải thực sự “chịu trách nhiệm” với cả quyền hạn và nghĩa vụ của vai trò đó chứ không chỉ là “tiếp nhận” một chức vụ đơn thuần.

4. “sát nhập” với “sáp nhập”:

Sáp nhập” cũng là từ có gốc tiếng Trung. Gốc của từ là “”, có nghĩa là “kết hợp”. Người Việt Nam thường dùng cụm từ này khi nói đến “sự kết hợp của hai tổ chức”.

“Sáp” () có nghĩa là “chèn”/“xen vào” và “nhập” () có thể được dịch là “vào nhau”. Khi ghép lại với nhau, cụm từ này có thể được giải nghĩa là “được hợp nhất”.

Giống như việc người nước ngoài gặp khó khăn với các “âm cuối” khi học tiếng Anh, người Việt chúng ta cũng nghe nhầm từ “sáp” thành “sát” (tương tự như trường hợp “nhậm” và “nhận” ở trên). “Sát” là từ tiếng Việt có nghĩa là “gần gũi với nhau”. “Hai thứ tiến lại gần rồi kết hợp” – nghe hợp lý quá phải không nào? Ôi chà, hóa ra đôi khi chúng ta cũng không “bản địa” như ta vẫn nghĩ đâu nhỉ.

Ôi trời! Có vẻ như Google Tài liệu hiểu rõ tiếng bản địa hơn một số người trong chúng ta rồi đấy

5. “sáng lạn” và “xán lạn”: rực rỡ, sáng chói

Cuối cùng thì cũng đến “nhân vật” chính rồi đây. Xin khẳng định tiêu đề “Tinh hà xán lạn” là hoàn toàn đúng chính tả nhé. (Ừ thì đúng rồi đấy, nhưng mà... tại sao lại đúng nhỉ?)

Xán lạn” là một từ Hán Việt hay bị viết sai chính tả và nghe nhầm.

Cả hai từ này đều có gốc Hán, “xán” là “” và “lạn” là “”, và cả hai đều có nghĩa là “sáng”. Người Việt thường nói “sáng lạn”, “sáng lạng” hoặc thậm chí là “xáng lạng”. Tất cả những cụm từ này đều vô nghĩa. Tuy nhiên, đây là sai lầm không thể tránh khỏi vì trong từ vựng gốc tiếng Việt chúng ta không có từ “xán” hay “lạn” mà lại có từ “sáng”. Từ “sáng” trong tiếng Việt cũng có nghĩa là “ánh sáng” và được người dân ở nhiều vùng miền Việt Nam phát âm tương tự như “xán”. Điều này khiến đa phần mọi người cho rằng “sáng lạn” là từ thuần Việt mà không nghi ngờ gì về nguồn gốc chữ Hán của từ này.

Bạn có thường bắt gặp thêm các cụm từ nào thường hay bị sai chính tả nên được nêu ra trong danh sách trên không? Hãy chia sẻ với chúng mình! Ngoài ra, đừng quên theo dõi các phần tiếp theo của loạt bài bổ ích này để xem liệu có phát hiện mới mẻ nào có thể khiến bạn bất ngờ không nhé.

About Hansem Global

Hansem Global is an ISO Certified and globally recognized language service provider. Since 1990, Hansem Global has been a leading language service company in Asia and helping the world’s top companies to excel in the global marketplace. Thanks to the local production centers in Asia along with a solid global language network, Hansem Global offers a full list of major languages in the world. Contact us for your language needs!

LIST