list
Scripted by
Tram Nguyen
Có hơn 80.000 ký tự (gọi là “Hán tự” - 漢子) trong tiếng Trung Quốc. Một con số đáng nể phải không? Đừng vội hoảng loạn nhé bạn tôi ơi, người Trung Quốc chỉ dùng khoảng 7.000 ký tự trong giao tiếp hàng ngày và bạn chỉ cần khoảng 3.000 ký tự là có thể đọc được báo tiếng Trung Quốc. Có thể bạn vẫn chưa tin: “Thật á, chỉ cần 3.000 ký tự thôi sao?” Bởi vì tất cả các ký tự đều được cấu thành từ các bộ thủ, việc hiểu được ý nghĩa của 214 bộ thủ (hãy xem các bộ thủ này tương tự như “bảng chữ cái” trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Trung Quốc) chính là chìa khóa để bạn chinh phục ngôn ngữ này. Nhiều ký tự tiếng Trung Quốc được kết hợp từ hai hoặc nhiều bộ thủ, trong đó một phần đại diện cho ngữ âm và phần còn lại thể hiện ngữ nghĩa. Tôi sẽ giải thích chi tiết hơn vấn đề này qua một vài ví dụ.
Thành phần ngữ nghĩa thể hiện phạm trù hoặc ý nghĩa chung của từ, trong khi phần ngữ âm đại diện cho cách phiên âm. Lấy ví dụ là ký tự 化 (phát âm là [huà] - nghĩa là biến đổi hoặc thay đổi), phần 艹 (tượng trưng cho cỏ cây, thể hiện hình ảnh cây mọc lên từ mặt đất). Kết hợp các phần lại với nhau, ta có từ 花 (phát âm là [huā], nghĩa là “bông hoa”). Bạn có nhận ra mối liên hệ chung của từ này với bộ 艹 phía trên chưa? Cách thức ghép vần này được gọi là ghép vần ngữ âm-ngữ nghĩa. Nếu ta thay đổi một phần trong ký tự, ý nghĩa cũng sẽ thay đổi theo. Nếu ta thay 艹 bằng 貝 ta sẽ có từ 貨 (phát âm là [huò] - nghĩa là hàng hóa, mặt hàng, v.v.). Lưu ý rằng ở đây cách phát âm cũng có thay đổi đôi chút so với [huà] nhưng vẫn giữ nguyên sự tương đồng (phần này sẽ đòi hỏi bạn cần ghi nhớ và có kiến thức nhất định, nhưng bạn nắm được ý tưởng rồi phải không nào?). Bộ 貝 tượng trưng cho hình ảnh vỏ sò, là một loại tiền tệ thường được sử dụng ở Trung Quốc thời cổ đại. Bộ này được dùng để biểu thị những gì liên quan đến hàng hóa. Chỉ trong ít phút vừa qua, bạn đã nắm được cách tư duy để tự tin lý giải cấu trúc từ vựng, giúp bạn tiếp cận ngôn ngữ Trung Quốc rồi đấy.
Học chữ Hán không chỉ là học thuộc lòng các ký tự; mà ta còn cần hiểu được những câu chuyện triết lý nhân sinh và đạo đức ẩn sâu làm nền tảng cho hệ thống ngôn ngữ này.
Ký tự 愛 (phát âm là [ài] – nghĩa là “tình yêu”). Từ này thoạt nhìn có hơi phức tạp nhưng ta hãy cùng thử tiến hành phân tích một chút nhé. Bốn bộ (từ trên xuống dưới) bao gồm bộ trảo 爪 là bàn tay để nắm lấy cơ hội khi một người gặp được tình yêu của đời mình; bộ mịch 冖 để che chở hoặc che giấu (hình dạng giống cái gối) thể hiện sự trân trọng và bảo vệ tình yêu như thể ta đem giấu những tài sản quý giá dưới gối; bộ tâm 心 là trái tim, đại diện cho những cảm xúc từ trong tâm khảm và bộ trĩ 夂 – sau bao nỗ lực của bản thân, tình yêu đích thực cuối cùng rồi cũng sẽ đến. Chữ này cũng có thể là sự kết hợp giữa 受 ở phần trên và 心 ở phần dưới, trong đó 受 có nghĩa là hy sinh, bao dung và chấp nhận đến tận cùng của trái tim 心. Dù với cách thức kết hợp nào thì tổ hợp này đều là tập hợp các thuộc tính khác nhau tạo thành một câu chuyện có ý nghĩa, thể hiện trực quan một trong những khái niệm kỳ diệu nhất trong cách diễn đạt của con người.
Tùy thuộc vào kinh nghiệm sống và trí tưởng tượng, các ký tự tiếng Trung có thể truyền tải những câu chuyện khác nhau đối với mỗi cá nhân, tạo nên tính tương tác của loại ngôn ngữ này và thường cho phép người đọc tự rút ra kết luận của bản thân. Nhiều ký tự hàm chứa cả một câu chuyện đằng sau và nếu một ký tự không có câu chuyện hay người học vẫn chưa biết rõ về ký tự nào đó thì họ luôn có thể tự nghĩ ra những câu chuyện ngộ nghĩnh giúp ghi nhớ dễ dàng hơn.
Một ưu điểm khác của hệ thống “Hán tự” là các “từ” không chỉ có thể truyền tải cùng một lượng thông tin với số lượng từ ít hơn nhiều so với các hệ thống ngôn ngữ tượng thanh mà còn giúp tránh nhầm lẫn do các yếu tố đồng âm. Cần đến 11 chữ cái để viết được từ “electricity” (điện) bằng tiếng Anh, trong khi ta chỉ cần một ký tự (電) để viết từ 電 trong tiếng Trung.
Ngoài ra, tiếng Trung không đòi hỏi phải có một hệ thống các thì phức tạp, điều này giúp việc trình bày ngôn ngữ trở nên thân thiện với môi trường hơn do đặc tính tiết kiệm không gian, tốn ít giấy mực hơn và lướt thông tin nhanh hơn nếu bạn sử dụng lưu loát ngôn ngữ này.
Vào những năm 1950, Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã giới thiệu đến toàn dân hệ thống tiếng Trung giản thể – 簡體字 để thay thế cho hệ thống tiếng Trung phồn thể – 繁體字 trong nỗ lực xóa nạn mù chữ. Mặc dù tiếng Trung giản thể vô cùng hữu ích trong việc giúp học ngôn ngữ viết nhanh hơn, nhưng quá trình đơn giản hóa này cũng phần nào làm giảm đi sức hấp dẫn về triết lí nhân sinh của hệ thống chữ Hán. Phiên bản giản thể của từ 愛 là 爱: một sự kết hợp gọn gàng của 爪 (bàn tay), 冖 (ẩn giấu) và 友 (bạn bè), bộ phận thể hiện trái tim 心 đã bị lược bỏ, chỉ còn lại những tình cảm chơi vơi trong mối quan hệ bạn bè mà thôi. Toàn bộ ý nghĩa tượng hình của từ này đã thay đổi khi yếu tố trái tim chân thành bị lược bỏ đi mất.
Nhiều quốc gia là láng giềng của Trung Quốc cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ hệ thống chữ Hán. Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam đều sử dụng một phần đáng kể trong kho từ vựng ngôn ngữ của họ các từ vựng bắt nguồn từ gốc từ chữ Hán. “Hanzi” hoặc “Kanji” hiện nay vẫn đang có vai trò thiết yếu trong ngôn ngữ tiếng Nhật, trong khi đó sinh viên Hàn Quốc cũng bắt buộc phải học một lượng từ “Hanja” nhất định để có thể đủ điều kiện tham gia vào một số kỳ thi nhất định. Tại Singapore nơi có phần lớn dân số có gốc Trung, chính quyền sở tại quyết định sử dụng tiếng Trung giản thể làm một trong những ngôn ngữ chính thức. Một điểm đáng chú ý khác đó là các tài liệu cổ ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên đều được viết bằng Hán tự.
Mặc dù người Việt đã không còn sử dụng chữ Hán từ nhiều năm về trước, tuy nhiên quốc gia này vẫn đang sử dụng phiên bản Latinh hóa của từ chữ Hán, được gọi là “Hán-Việt”, chiếm hơn 60% trong từ vựng tiếng Việt.
(Source: chinese.com.vn)
Người Việt Nam thường dùng từ “Hán-Việt” khi muốn thể hiện sự trang trọng trong ngôn ngữ nói và viết. Điều này dẫn đến thực tế là phong cách ngôn ngữ của tiếng Việt gần với phong cách ngôn ngữ của tiếng Trung Quốc hơn so với ngôn ngữ phương Tây, đây là một lợi thế giúp việc chuyển ngữ trở nên mượt mà hơn. Ví dụ: Cụm từ “khả dụng” (Chữ Hán: 可用) được xem là cách diễn tả phù hợp hơn so với cụm từ “có sẵn” khi ta đề cập đến “tính khả dụng” của một sản phẩm.
Mặc dù vậy, hệ thống chữ viết của tiếng Việt vẫn là hệ thống âm vị sử dụng bảng chữ cái Latinh để ghi lại âm tiết; do đó, không thể tránh khỏi trường hợp nhầm lẫn do từ đồng âm. Từ 風 (gió), 瘋 (mất trí) và 封 (niêm phong) có cùng cách phát âm là [fēng] trong tiếng Trung Quốc và cùng phiên âm Hán Việt là “phong”. Đã rối còn thêm loạn, từ “phong” ngoài ra còn được dùng để đề cập đến một loại bệnh nhiễm trùng mãn tính gây ra bởi vi khuẩn (bệnh phong). Việc thiếu kiến thức về các từ chữ Hán có thể dẫn đến kết quả dịch sai trong quá trình bản địa hóa tiếng Việt, cụm từ “người điên” có thể bị dịch nhầm thành “bệnh nhân mắc bệnh phong”. Việc hiểu rõ về hệ thống chữ Hán cũng như hệ thống phiên âm, phân tách từ vựng và bối cảnh ý nghĩa của từ vựng sẽ giúp cho công việc dịch và bản địa hóa trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn so với khi chuyển đổi thành cặp ngôn ngữ ngoài hệ thống khác.
Mỗi ngôn ngữ đều giàu đẹp theo cách riêng của mình. Không thể phủ nhận thực tế rằng hệ thống chữ viết dựa trên phiên âm giúp chúng ta đọc và viết nhanh hơn, tuy nhiên chữ Hán cũng có những cơ sở vững chắc của riêng nó để có thể trường tồn qua hàng nghìn năm lịch sử. Chữ Hán không chỉ là một loại hình nghệ thuật ngôn từ mà còn mang nhiều nét quyến rũ đủ sức thu hút bất kỳ ai đến với nền văn hóa phương Đông huyền bí gọi mời nơi vùng biển phía Đông lục địa Á - Âu.
Hãy tìm hiểu về cách thức đội ngũ các chuyên viên tiếng châu Á tại Hansem Việt Nam giúp bạn truyền tải trọn vẹn thông điệp của mình đến với khách hàng mục tiêu một cách phù hợp và không mắc phải những sai lầm gây tốn kém trong quá trình bản địa hóa. Chúng tôi am hiểu về châu Á, hãy hợp tác cùng chúng tôi để bạn cũng hiểu về vùng đất phương Đông này mà không cần phải trải qua hàng nghìn năm bóc tách tìm hiểu từng tầng lớp lịch sử phong phú nơi đây!
Hansem Global is an ISO Certified and globally recognized language service provider. Since 1990, Hansem Global has been a leading language service company in Asia and helping the world’s top companies to excel in the global marketplace. Thanks to the local production centers in Asia along with a solid global language network, Hansem Global offers a full list of major languages in the world. Contact us for your language needs!