2023.12.22
Ở phần một của chuỗi bài viết, chúng ta đã được tìm hiểu về quá trình xuất hiện của những cụm từ "bất khả dịch" và các thách thức mà chúng đặt ra. Bây giờ, hãy cùng chúng mình khám phá phần hai của chuyến phiêu lưu ngôn ngữ này, qua đây chúng mình sẽ tiết lộ một số mẹo giúp bạn chinh phục đỉnh cao dịch thuật.
2023.12.08
Bạn có bao giờ cảm thấy mình như lạc vào mê cung câu từ, tuyệt vọng tìm kiếm nhưng không tài nào dịch được một từ nào đó về ngôn ngữ mẹ đẻ chưa? Là dịch giả, chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác này, khi ta đứng giữa ranh giới của các ngôn ngữ và phải đối mặt với thử thách chuyển ngữ những cụm từ "bất khả dịch".
2023.08.18
Đối với các tài liệu liên quan đến chăm sóc sức khỏe và y tế, dịch thuật đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác đến bệnh nhân và khách hàng. Chỉ một lỗi dịch thuật cũng có thể dẫn đến quyết định sai lầm làm tiêu tốn hàng nghìn euro và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bệnh nhân như trong trường hợp của Teresa Tarry. Teresa đã phải trải qua một cuộc giải phẫu cắt bỏ vú không cần thiết vì hồ sơ y khoa của cô có lỗi dịch thuật khiến bác sĩ lầm tưởng rằng cô có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú. Câu chuyện khép lại với hậu quả là Teresa mất việc và bệnh viện phải bồi thường số tiền là €600,000.
2023.08.11
Dịch thuật pháp lý không đùa được đâu. Đây là công việc đòi hỏi cả về trình độ thông thạo ngôn ngữ lẫn vốn hiểu biết sâu rộng về thuật ngữ cũng như thủ tục pháp lý. Một lỗi dịch sai có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như từ chối nhập cư, tranh chấp hợp đồng và thậm chí là chịu các chế tài từ tòa án. Đó là lí do vì sao làm việc với một nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ đáng tin cậy, dày dặn kinh nghiệm trong việc cung cấp các bản dịch pháp lý chuẩn xác và chuyên nghiệp lại quan trọng đến vậy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về những thực tiễn trong quá trình dịch thuật pháp lý tại Hansem Việt Nam và cách giúp bạn đạt được các mục tiêu pháp lý cũng như kinh doanh của mình.
2023.06.23
Chào các bạn, chào các bạn, chào các bạn ^^ Mình tên là Thanh Trúc, là một “tấm chiếu mới” đang “trải” hết sức mình với vị trí thực tập sinh tại Hansem Việt Nam (HSVN). Đây là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ mà mình không thể chờ thêm để chia sẻ với mọi người!
2023.06.09
Ở phần trước, chúng ta đã điểm qua những cặp từ tiếng Việt thường bị sử dụng sai, hầu hết xuất phát từ việc không nắm rõ nguồn gốc từ. Phần này sẽ chỉ ra một số từ đồng âm khác nghĩa dễ nhầm lẫn, nguyên nhân cũng như cách khắc phục vấn đề này. Giờ hãy điểm qua một số ví dụ tiêu biểu nhé.
2023.05.26
Google Dịch có thể là trợ thủ đắc lực khi bạn đi du lịch nước ngoài và cần trao đổi ngắn gọn với người dân địa phương. ChatGPT thật hữu ích khi bạn cần đọc bài báo viết bằng ngôn ngữ xa lạ. Còn rất nhiều "cỗ máy dịch thuật" khác giúp bạn phá vỡ rào cản ngôn ngữ để có thể mua sắm, trò chuyện và tham gia mạng xã hội xuyên biên giới.
2023.05.12
Ngược dòng ký ức về năm 2016, thời điểm Coca-Cola chuẩn bị cho chiến dịch tiếp thị có quy mô lớn nhất thập kỷ của mình. Với quyết tâm nâng tầm hình ảnh thương hiệu đó thì việc sử dụng một khẩu hiệu mới thật hấp dẫn là điều không thể thiếu. Khẩu hiệu gốc: “Taste the Feeling”. Gượm đã, sẽ ra sao nếu nhãn hàng dịch trực tiếp câu khẩu hiệu này từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhỉ? Ui chao. “Nếm cảm giác” nghe không hấp dẫn chút nào, đúng không? Như thể người ta đang úp cái vung méo cho vừa với nồi tròn vậy - thật kì cục mà còn sai trái nữa.
2023.03.10
Không có ai sinh ra là biết tất cả, điều này áp dụng cho mọi thứ trên đời. Con đường đến với dịch thuật cũng vậy, bắt đầu hẳn sẽ có những sai sót. Vậy sai sót mà một biên dịch viên bước đầu thường gặp nhất là gì? Với kinh nghiệm của bản thân, mình nhận thấy lỗi thường mắc phải nhất là dịch theo nghĩa đen.
2023.02.17
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa của một quốc gia trong “thế giới phẳng” ngày nay. Dù vậy, một bộ phận người Việt đang ngày càng phụ thuộc vào việc sử dụng từ vay mượn từ tiếng nước ngoài, khiến cho chữ quốc ngữ dần bị suy thoái. Kết quả là ngay cả các công cụ dịch tiên tiến như Google Dịch cũng khó mà “giải mã” được những cuộc hội thoại hàng ngày của nhóm người này. Trong khi đó, những người nói tiếng Anh bản ngữ lại khá bất ngờ khi bản thân có thể hiểu được phân nửa tiếng Việt giao tiếp. Cộng đồng người Việt toàn cầu cần phải nhận ra giá trị bảo tồn di sản ngôn ngữ của chính mình và có những biện pháp cụ thể nhằm bảo tồn di sản cho các thế hệ tương lai.