logo logo

list

BỐN LƯU Ý CẦN BIẾT CHO BIÊN DỊCH VIÊN

2023.02.01
Nhu cầu giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường quốc tế mang đến sự bùng nổ của thị trường dịch thuật và bản địa hóa. Vậy nên các doanh nghiệp cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với các nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ nhằm phục vụ những khách hàng ngày càng khó tính của mình. Với tư cách là một biên dịch viên, bạn đã biết mình cần lưu ý những gì khi tiến hành dịch thuật một dự án để có thể cạnh tranh trong môi trường làm việc đầy biến động này chưa?

Scripted by
Tue Nguyen

1. Hạn nộp dự kiến (TAT - Turnaround time)

a. Cân nhắc khả năng làm việc và khối lượng công việc trước khi nhận dịch thuật một dự án

Thời hạn hoàn thành công việc là cực kì quan trọng trong thị trường dịch thuật và bản địa hóa. Thời hạn này cho thấy bạn là biên dịch viên có khả năng quản lí thời gian tốt, đáng tin cậy và thích hợp để hợp tác lâu dài.

Thông thường, khách hàng sẽ thông báo ngày dự kiến hoàn thành dự án. Do đó, bạn cần cân nhắc kĩ số lượng từ trong dự án và hạn nộp khi nhận việc. Hãy thử tính toán để xem liệu bạn có đủ thời gian để hoàn thành bản dịch cũng như những việc khác mình đang đảm nhận hay không.

b. Tính hạn nộp dự kiến

Để đánh giá được hạn nộp dự kiến mà khách hàng yêu cầu có hợp lí hay không, bạn cần tính toán khả năng đảm nhận công việc của chính bản thân. Nhìn chung, bạn có thể đặt mục tiêu dịch được khoảng 1.500 đến 2.000 từ mỗi ngày nếu là biên dịch viên mới vào nghề.

Khi đã có thêm kinh nghiệm, bạn có thể nghiệm lại thời gian mình cần để làm các dự án trước để hiểu rõ năng suất của mình hơn. Lượng từ trung bình hằng ngày: bạn đã dịch được bao nhiêu từ. Khi có vấn đề xảy ra, bạn giải quyết hết bao lâu? Hãy cân nhắc tất cả những vấn đề nhỏ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn và chốt một con số phù hợp với mình.

c. Những trường hợp dịch giả nên xin gia hạn thời gian hoàn thành

Điều quan trọng nhất là bạn không nên ép buộc bản thân phải hoàn thành đúng thời hạn mà gây ảnh hưởng đến chất lượng bản dịch. Cuối cùng thì những gì bạn và khách hàng mong muốn là một bản dịch chất lượng cao chứ không phải một bản nháp qua loa nộp đúng hạn.

2. Nền tảng làm việc

Nền tảng làm việc là điều thứ hai cần cân nhắc trước khi thực hiện một dự án dịch thuật. Nhu cầu dịch thuật tăng cao đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công cụ CAT đầy hữu ích. Những công cụ này tạo điều kiện cho bạn dịch nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn. Tuy nhiên, những công cụ này có thiết kế phức tạp và khó sử dụng nên cũng đem đến một tá những việc ngoài lề khác cho biên dịch viên.

Nếu bạn gặp phải một phần mềm/nền tảng dịch thuật xa lạ thì cũng đừng hoảng nhé. Hãy hít một hơi thật sâu để bình tĩnh lại và bắt đầu tìm hiểu về tính năng và cách hoạt động của các phần mềm/nền tảng này. Một số khách hàng có thể sẽ chủ động gửi kèm hướng dẫn sử dụng đối với phần mềm/nền tảng họ yêu cầu bạn dùng. Bạn hãy tận dụng thật thông minh những hướng dẫn này để đảm bảo bản dịch hoàn hảo nhất có thể.

Khi gặp vấn đề về kĩ thuật, Google luôn là người bạn thân thiết của mỗi dịch giả. Chỉ với vài cú nhấp chuột, bạn đã có thể tìm được vô số cộng đồng trực tuyến dành cho người dùng của đa số các phần mềm/nền tảng. Và để hỗ trợ cộng đồng dịch giả cũng như các đối tác đáng quý của mình, Hansem cũng có các bài giải thích chi tiết về nhiều phần mềm khác nhau, bao gồm cả Trados và memoQ. Bạn đừng quên ghé xem nhé!

3. Hướng dẫn về văn phong và chú ý đặc biệt

Bạn cần xem kĩ các hướng dẫn về văn phong và những chú ý bổ sung khác ngay khi đã thống nhất về hạn nộp và công cụ dịch thuật. Những hướng dẫn này thường sẽ rơi vào một trong ba trường hợp sau.

a. Phương ngữ

Một số khách hàng sẽ chỉ định cặp ngôn ngữ dịch thuật cụ thể cho các dự án của họ, chẳng hạn như Anh-Anh, Anh-Mỹ, tiếng Tây Ban Nha Mỹ, tiếng Tây Ban Nha ở vùng Castilla hoặc tiếng Việt ở vùng Bắc Bộ/Nam Bộ Việt Nam. Trong trường hợp này, bạn cần nghiên cứu cẩn thận hoặc tham khảo từ điển phù hợp để chọn được từ chính xác cho bản dịch của mình.

Hãy thử lấy ví dụ về bản dịch tiếng Việt của từ "airport" nhé.

b. Dấu câu, đơn vị đo lường và định dạng

Bạn cần chú ý dấu câu cũng như các quy tắc của hệ thống đo lường tính bằng mét để đảm bảo định dạng của bản dịch. Các quy tắc này sẽ phụ thuộc vào ngôn ngữ đang được sử dụng. Nguồn tài liệu tham khảo tốt nhất chính là các tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ đích, từ các tác phẩm văn học nổi tiếng đến giấy tờ hành chính.

c. Từ không được dịch (DNT - Do not translate) và những cụm từ đặc biệt

Trong một số trường hợp, khách hàng sẽ yêu cầu biên dịch viên không dịch một số từ hoặc phải tuân theo các thuật ngữ đặc biệt dành riêng cho dự án. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để không bỏ sót hay dịch sai thuật ngữ.

4. Kiểm tra trước khi gửi bản dịch

Sau khi hoàn thành bản dịch, bạn vẫn còn một bước cuối cùng cực kì quan trọng và cần dành nhiều thời gian làm trước khi gửi bản dịch đi. Bước đó chính là kiểm tra các lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp trong toàn bộ dự án. Như đã trình bày, bạn có thể tạo một danh sách những điều cần kiểm tra lại trước khi gửi bản dịch đi nếu có thể.

Vậy là chúng ta đã đi qua bốn điều cần lưu ý khi tiến hành một dự án dịch thuật. Chúc bạn may mắn trên con đường trở thành một biên dịch viên tài ba. Và hãy cùng đón chờ bài viết tiếp theo nhé!

About Hansem Global

Hansem Global is an ISO Certified and globally recognized language service provider. Since 1990, Hansem Global has been a leading language service company in Asia and helping the world’s top companies to excel in the global marketplace. Thanks to the local production centers in Asia along with a solid global language network, Hansem Global offers a full list of major languages in the world. Contact us for your language needs!

LIST